Mục đó được gọi là gì trên máy Mac?
Nếu bạn không chắc chắn về tên của những mục trên máy Mac, dưới đây là danh sách các thuật ngữ Windows và Mac để giúp bạn tìm thấy nội dung bạn đang tìm kiếm.
Ghi chú: Trên máy Mac xách tay, bạn phải nhấn và giữ phím Fn trước khi nhấn các phím khác của một phím tắt; ví dụ: nhấn Fn-Control-F2.
Thuật ngữ Windows | Thuật ngữ Mac | Sử dụng |
---|---|---|
Phím Alt | Phím Option | Để nhập các ký tự đặc biệt, nhấn và giữ phím Option cùng với các phím chữ. Ví dụ: để nhập é, nhấn Option-E, sau đó nhấn phím E một lần nữa. |
Phím Alt | Control-F2 | Để sử dụng bàn phím cho việc mở các menu trên thanh menu ở đầu màn hình, hãy nhấn Control-F2, sau đó sử dụng các phím mũi tên để chọn menu. Nhấn Return để mở menu đã chọn, sau đó sử dụng lại các phím mũi tên và Return để chọn các tùy chọn menu. |
Alt-Tab | Command-Tab | Để chuyển đổi giữa các ứng dụng đang mở, hãy nhấn Command-Tab. Nhả các phím khi ứng dụng mà bạn muốn đã được chọn. |
Alt-Tab | Exposé | Để xem tất cả các cửa sổ đang mở trong ứng dụng hiện tại, nhấn và giữ biểu tượng ứng dụng trong Dock. Nhả chuột hoặc bàn di chuột khi hình ảnh thu nhỏ của cửa sổ xuất hiện. Để xem cửa sổ của ứng dụng khác, nhấn Tab. |
Nút đóng | Nút đóng | Để đóng cửa sổ, hãy bấm vào nút màu đỏ ở góc trên cùng bên trái của cửa sổ. |
Phím Control | Phím Command | Để thực hiện các tác vụ hoặc phím tắt, sử dụng phím Command cùng với các tổ hợp bàn phím. Ví dụ: nhấn Command-S thường sẽ lưu tài liệu hoặc tệp. |
Bảng Điều khiển | Tùy chọn hệ thống | Để chọn các tùy chọn như nền màn hình nền, hãy chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống. |
Trình quản lý Thiết bị | Thông tin Hệ thống | Thông tin hệ thống sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phần mềm và phần cứng của máy Mac. Chọn menu Apple > Giới thiệu về máy Mac Này. |
Nút tháo đĩa khỏi ổ đĩa | Phím Tháo Phương tiện | Để mở và đóng ổ đĩa quang, nhấn phím Tháo Phương tiện ⏏ trên bàn phím của bạn. Để tháo đĩa trong các loại ổ đĩa khác (hoặc nếu bàn phím của bạn không có phím Tháo Phương tiện), hãy chọn ổ đĩa trong Finder, sau đó chọn Tệp > Tháo. |
Thoát | Thoát | Để thoát khỏi một ứng dụng, chọn Thoát từ menu ứng dụng. (Menu ứng dụng được gắn nhãn bằng tên ứng dụng; ví dụ: Safari hoặc Mail). |
Lật 3D | Mission Control | Để xem tất cả các cửa sổ đang mở của bạn, hãy nhấn phím Mission Control (hoặc sử dụng Control Strip) hoặc nhấn Control-Mũi tên lên. Để tạm thời di chuyển tất cả các cửa sổ để bạn có thể thấy màn hình nền, hãy nhấn các phím Command và Mission Control cùng lúc. |
Gadgets | Tiện ích Dashboard Chế độ xem Hôm nay của Trung tâm thông báo | Dashboard bao gồm tiện ích để thực hiện những việc như tạo ghi chú, theo dõi chứng khoán và hiển thị thời tiết. Để mở Dashboard, hãy bấm vào biểu tượng Launchpad trên Dock (hoặc chạm trong Control Strip). Bạn cũng có thể nhận thông tin nhanh chóng trong chế độ xem Hôm nay trong Trung tâm thông báo. Để mở Trung tâm thông báo, hãy bấm vào biểu tượng của ứng dụng trên thanh menu. |
Trình sửa Ảnh của Microsoft | Ảnh | Sử dụng ứng dụng Ảnh để nhập ảnh (và video) từ camera hoặc thiết bị iOS, xem và sửa ảnh, chia sẻ ảnh của bạn, v.v. |
Chuột | Chuột (một nút) | Nếu bạn có chuột một nút và muốn mở menu phím tắt, nhấn và giữ phím Control khi bạn bấm. |
Chuột | Magic Mouse, Mighty Mouse hoặc Apple Mouse | Nếu bạn có Magic Mouse hoặc chuột nhiều nút khác, bạn có thể tùy chỉnh các nút bằng cách chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Chuột. |
Máy tính của tôi, PC này | Trong Finder, chọn Đi > Máy tính | Bạn thấy các ổ đĩa được kết nối với máy Mac, CD và DVD được lắp vào ổ đĩa quang, ổ đĩa qua mạng mà bạn được kết nối và mọi phân vùng ổ đĩa bạn có. |
Tài liệu của tôi, thư mục Tài liệu | Thư mục Tài liệu | Để lưu trữ tài liệu, hãy sử dụng thư mục Tài liệu. Để xem thư mục Tài liệu, hãy mở cửa sổ Finder, sau đó bấm vào Tài liệu trong thanh bên. |
Ảnh của tôi, thư mục Ảnh | Thư mục Ảnh | Thư mục Ảnh nằm trong thư mục nhà của bạn. Trong Finder, chọn Đi > Nhà. |
Tài liệu Gần đây của tôi | Mục Gần đây (trong menu Apple) | Khi bạn mở các ứng dụng và tệp, tên của chúng được lưu trong danh sách Mục Gần đây trong menu Apple. Bạn có thể sử dụng Mục Gần đây để nhanh chóng mở lại các ứng dụng và tài liệu. Nhiều ứng dụng có lệnh Mở Mục Gần đây trong menu Tệp, lệnh này sẽ liệt kê các tài liệu mà bạn vừa làm việc. |
Kết nối Mạng | Tùy chọn mạng | Để định cấu hình cài đặt mạng, hãy chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Mạng. Để được trợ giúp về thiết lập hoặc giải quyết sự cố mạng, hãy bấm “Hỗ trợ tôi” trong tùy chọn Mạng. |
Bàn phím ảo (OSK) | Trình xem Bàn phím | Để mở Trình xem Bàn phím, bấm vào menu Đầu vào trên thanh menu (được xác định bằng biểu tượng Hiển thị Biểu tượng & Ký hiệu hoặc một ký tự phương thức nhập liệu), sau đó chọn Hiển thị Trình xem Bàn phím. Nếu bạn không thấy menu, chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống, bấm vào Bàn phím, bấm vào Bàn phím, sau đó chọn “Hiển thị trình xem bàn phím và biểu tượng trên thanh menu”. |
Bảng điều khiển hiệu suất | Giám sát hoạt động | Để xem cách hoạt động của máy Mac và các quy trình mà máy đang chạy, hãy mở Giám sát hoạt động (nằm trong thư mục Tiện ích trong thư mục Ứng dụng). |
Máy in & máy quét | Tùy chọn Máy in & máy quét | Để chọn và thiết lập máy in, hãy chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống, sau đó bấm vào Máy in & máy quét. |
In Màn hình | Shift-Command-3 Shift-Command-4 | Để chụp ảnh toàn bộ màn hình, hãy nhấn Shift-Command-3. Để chụp ảnh một phần màn hình, hãy nhấn Shift-Command-4, sau đó kéo con trỏ để chọn vùng chụp. |
Menu Chương trình | Launchpad | Để truy cập nhanh vào tất cả các ứng dụng và tiện ích của bạn, hãy bấm vào biểu tượng Launchpad trên Dock (hoặc chạm trong Control Strip). |
Thuộc tính | Lấy thông tin | Để xem thông tin về tệp, thư mục, ổ đĩa, máy chủ hoặc mục khác, hãy chọn mục đó trong Finder, sau đó chọn Tệp > Lấy Thông tin. Trong cửa sổ Thông tin, bạn có thể đặt quyền sở hữu và quyền cho mục. Đối với các tệp, bạn có thể chọn ứng dụng mà bạn muốn mở tệp. |
Thùng rác | Thùng rác (trong Dock) | Để xóa tệp và thư mục, kéo chúng vào Thùng rác. Để xóa vĩnh viễn tệp, hãy chọn Tệp > Dọn sạch Thùng rác. |
Tìm kiếm | Spotlight | Để tìm tệp, tài liệu, ứng dụng, email và các mục khác, hãy bấm vào biểu tượng Spotlight trong thanh menu, sau đó nhập một từ hoặc cụm từ. Nhiều ứng dụng, chẳng hạn như Finder, Mail và Danh bạ, cung cấp trường tìm kiếm trong thanh công cụ, tại đó bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm các mục trong ứng dụng. |
Các phím tắt | Biệt hiệu | Để tạo biệt hiệu, hãy chọn tệp hoặc ứng dụng, sau đó chọn Tệp > Tạo Biệt hiệu. |
Cộng cụ Cắt xén | Chụp | Sử dụng ứng dụng Chụp (được đặt trong thư mục Tiện ích trong thư mục Ứng dụng) để chụp ảnh cửa sổ màn hình hoặc một phần của màn hình. |
Chờ | Ngủ (trong menu Apple) | Ngủ là chế độ có mức tiêu thụ điện thấp. Để đặt máy tính ở chế độ ngủ, hãy chọn menu Apple > Ngủ. |
Menu Bắt đầu và thanh Tác vụ | Dock | Sử dụng Dock để mở ứng dụng, tệp, thư mục và trang web ưa thích của bạn. Theo mặc định, Dock xuất hiện ở cuối màn hình. Để thêm tệp hoặc thư mục vào Dock, hãy mục đó về bên phải của đường phân tách Dock. |
Menu Bắt đầu | Spotlight | Để tìm tệp, email và các mục khác, hãy bấm vào biểu tượng Spotlight trong thanh menu. |
Các biểu tượng trạng thái | Menu Trạng thái | Menu trạng thái xuất hiện dưới dạng biểu tượng ở nửa bên phải của thanh menu. Sử dụng các menu trạng thái để kết nối với mạng không dây, kiểm tra trạng thái pin của máy Mac xách tay và thực hiện nhiều tác vụ khác. |
Trình quản lý Tác vụ | Giám sát hoạt động | Để xem cách máy Mac của bạn hoạt động và các quy trình mà máy Mac đang chạy, mở Giám sát hoạt động (nằm trong thư mục Tiện ích, trong thư mục Ứng dụng). |
Windows Explorer | Finder | Để tổ chức các tệp, thư mục và ứng dụng, sử dụng Finder. Để mở cửa sổ Finder, hãy bấm vào màn hình nền, sau đó chọn Tệp > Cửa sổ Finder mới. |
Windows Media Player | QuickTime Player iTunes | Để phát phim và nhạc, sử dụng QuickTime Player. Để nghe CD nhạc, mua nhạc từ iTunes Store và tạo thư viện nhạc kỹ thuật số cá nhân của bạn, sử dụng iTunes. |
Windows MovieMaker | iMovie | Để tải về video từ máy quay video kỹ thuật số của bạn và tạo phim của riêng bạn, sử dụng iMovie. |
Cortana | Siri | Yêu cầu Siri thực hiện những việc như mở tệp hoặc ứng dụng hay tìm những nội dung trên máy Mac hoặc trên Internet. Bạn có thể dễ dàng giữ các kết quả Siri ngay trên màn hình nền hoặc trong Trung tâm thông báo. Để sử dụng Siri, hãy bấm vào biểu tượng Siri trên thanh menu (hoặc sử dụng Touch Bar). |