Hướng dẫn sử dụng iPad
- Chào mừng
-
- Các kiểu máy được hỗ trợ
- iPad mini (thế hệ 5)
- iPad mini (thế hệ 6)
- iPad (thế hệ 5)
- iPad (thế hệ 6)
- iPad (thế hệ 7)
- iPad (thế hệ 8)
- iPad (thế hệ 9)
- iPad (thế hệ 10)
- iPad Air (thế hệ 3)
- iPad Air (thế hệ 4)
- iPad Air (thế hệ 5)
- iPad Pro 9,7 inch
- iPad Pro 10,5 inch
- iPad Pro 11 inch (thế hệ 1)
- iPad Pro 11 inch (thế hệ 2)
- iPad Pro 11 inch (thế hệ 3)
- iPad Pro 11 inch (thế hệ 4)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 1)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 2)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 3)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 4)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 5)
- iPad Pro 12,9 inch (thế hệ 6)
- Tính năng mới trong iPadOS 16
-
-
- Thiết lập FaceTime
- Tạo liên kết FaceTime
- Thực hiện và nhận cuộc gọi
- Chụp Live Photo
- Bật Chú thích trực tiếp trong cuộc gọi FaceTime
- Sử dụng các ứng dụng khác trong cuộc gọi
- Thực hiện cuộc gọi FaceTime nhóm
- Xem người tham gia trong lưới
- Sử dụng SharePlay để xem, nghe và chơi cùng nhau
- Chia sẻ màn hình của bạn
- Chuyển giao cuộc gọi FaceTime sang một thiết bị khác
- Thay đổi cài đặt video
- Thay đổi cài đặt âm thanh
- Thêm hiệu ứng của camera
- Thoát cuộc gọi hoặc chuyển sang Tin nhắn
- Chặn người gọi không mong muốn
-
- Giới thiệu về Nhà
- Nâng cấp lên kiến trúc Nhà mới
- Thiết lập các phụ kiện
- Điều khiển các phụ kiện
- Điều khiển nhà của bạn bằng Siri
- Định cấu hình HomePod
- Điều khiển nhà của bạn từ xa
- Tạo và sử dụng cảnh
- Tạo một mục tự động hóa
- Định cấu hình camera
- Nhận diện khuôn mặt
- Định cấu hình bộ định tuyến
- Chia sẻ quyền điều khiển với người khác
- Thêm nhà khác
-
- Xem bản đồ
-
- Tìm kiếm các địa điểm
- Tìm các địa điểm hấp dẫn, nhà hàng và dịch vụ ở gần
- Lấy thông tin về các địa điểm
- Đánh dấu địa điểm
- Chia sẻ địa điểm
- Xếp hạng địa điểm
- Lưu địa điểm ưa thích
- Khám phá các địa điểm mới với Hướng dẫn
- Sắp xếp các địa điểm trong Hướng dẫn của tôi
- Lấy thông tin giao thông và thời tiết
- Xóa vị trí quan trọng
- Tìm cài đặt Bản đồ của bạn
-
- Thiết lập Tin nhắn
- Gửi và trả lời tin nhắn
- Hủy gửi và sửa tin nhắn
- Theo dõi các tin nhắn và cuộc hội thoại
- Chuyển tiếp và chia sẻ tin nhắn
- Thiết lập một cuộc hội thoại nhóm
- Thêm ảnh và video
- Gửi và nhận nội dung
- Xem, nghe hoặc chơi cùng nhau bằng SharePlay
- Cộng tác trên các dự án
- Tạo hình động cho các tin nhắn
- Sử dụng các ứng dụng iMessage
- Sử dụng Memoji
- Gửi hiệu ứng Digital Touch
- Gửi tin nhắn âm thanh được ghi
- Gửi, nhận và yêu cầu chuyển tiền bằng Apple Cash
- Thay đổi thông báo
- Chặn, lọc và báo cáo các tin nhắn
- Xóa tin nhắn
- Khôi phục tin nhắn đã xóa
-
- Thêm hoặc xóa tài khoản
- Tạo và định dạng ghi chú
- Vẽ hoặc viết
- Quét văn bản và tài liệu
- Thêm ảnh, video và các nội dung khác
- Tạo ghi chú nhanh
- Tìm kiếm ghi chú
- Tổ chức theo thư mục
- Sắp xếp với các thẻ
- Sử dụng thư mục thông minh
- Chia sẻ và cộng tác
- Khóa các ghi chú
- Thay đổi cài đặt Ghi chú
- Sử dụng phím tắt
-
- Xem ảnh và video
- Phát video và bản trình chiếu
- Xóa hoặc ẩn các ảnh và video
- Sửa ảnh và video
- Cắt bớt độ dài video và điều chỉnh quay chậm
- Sửa Live Photos
- Sửa video Điện ảnh
- Sửa ảnh chế độ Chân dung
- Sử dụng các album ảnh
- Sửa và sắp xếp các album
- Lọc và sắp xếp ảnh và video trong các album
- Nhân bản và sao chép các ảnh và video
- Hợp nhất các ảnh trùng lặp
- Tìm kiếm trong Ảnh
- Tìm và nhận dạng người trong Ảnh
- Duyệt ảnh theo địa điểm
- Chia sẻ ảnh và video
- Chia sẻ video dài
- Xem ảnh và video được chia sẻ với bạn
- Sử dụng Văn bản trực tiếp để tương tác với nội dung trong ảnh hoặc video
- Sử dụng Tra cứu hình ảnh để nhận dạng các đối tượng trong ảnh của bạn
- Nhấc một chủ thể khỏi nền ảnh
- Xem kỷ niệm
- Cá nhân hóa các kỷ niệm của bạn
- Quản lý các kỷ niệm và ảnh nổi bật
- Nhập ảnh và video
- In ảnh
-
- Duyệt web
- Tùy chỉnh cài đặt Safari của bạn
- Thay đổi bố cục
- Tìm kiếm trang web
- Đánh dấu các trang web ưa thích
- Lưu các trang vào Danh sách đọc
- Tìm các liên kết được chia sẻ với bạn
- Chú thích và lưu trang web thành PDF
- Tự động điền vào biểu mẫu
- Nhận các phần mở rộng
- Ẩn quảng cáo và các mục gây sao lãng
- Xóa bộ nhớ đệm của bạn
- Phím tắt
- Mẹo
-
- Thiết lập Chia sẻ trong gia đình
- Thêm thành viên Chia sẻ trong gia đình
- Xóa thành viên Chia sẻ trong gia đình
- Chia sẻ đăng ký
- Chia sẻ mục mua
- Chia sẻ vị trí với gia đình và định vị thiết bị đã mất
- Thiết lập Apple Cash gia đình và Apple Card gia đình
- Thiết lập kiểm soát của phụ huynh
- Thiết lập thiết bị của trẻ em
-
- Chia sẻ kết nối internet của bạn
- Thực hiện và nhận cuộc gọi điện thoại
- Sử dụng iPad như màn hình thứ hai cho máy Mac
- Sử dụng bàn phím và chuột hoặc bàn di chuột trên máy Mac và iPad của bạn
- Chuyển giao các tác vụ giữa các thiết bị
- Truyền phát không dây video, ảnh và âm thanh đến máy Mac
- Cắt, sao chép và dán giữa iPad và các thiết bị khác
- Kết nối iPad và máy tính của bạn bằng cáp
-
- Chuyển tệp giữa các thiết bị
- Chuyển tệp bằng email, tin nhắn hoặc AirDrop
- Tự động cập nhật các tệp bằng iCloud
- Chuyển tệp bằng một thiết bị lưu trữ bên ngoài
- Sử dụng một máy chủ tệp để chia sẻ tệp giữa iPad và máy tính của bạn
- Chia sẻ tệp với một dịch vụ lưu trữ đám mây
- Đồng bộ hóa nội dung hoặc chuyển tệp bằng Finder hoặc iTunes
-
- Bắt đầu với tính năng trợ năng
-
-
- Bật và thực hành VoiceOver
- Thay đổi cài đặt VoiceOver
- Tìm hiểu các cử chỉ VoiceOver
- Điều khiển iPad khi VoiceOver được bật
- Điều khiển VoiceOver bằng rô-to
- Sử dụng bàn phím ảo
- Viết bằng ngón tay của bạn
- Sử dụng VoiceOver bằng bàn phím bên ngoài của Apple
- Sử dụng màn hình braille
- Nhập chữ nổi braille trên màn hình
- Tùy chỉnh các cử chỉ và phím tắt
- Sử dụng VoiceOver với thiết bị con trỏ
- Sử dụng VoiceOver cho hình ảnh và video
- Sử dụng VoiceOver trong các ứng dụng
- Thu phóng
- Phóng to văn bản
- Màn hình & Cỡ chữ
- Chuyển động
- Nội dung được đọc
- Mô tả âm thanh
-
-
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật tích hợp
- Bảo mật ID Apple của bạn
-
- Đăng nhập bằng mã khóa
- Đăng nhập bằng Apple
- Tự động điền mật khẩu mạnh
- Thay đổi các mật khẩu bị xâm phạm hoặc yếu
- Xem mật khẩu của bạn và thông tin liên quan
- Chia sẻ mã khóa và mật khẩu bảo mật bằng AirDrop
- Làm cho các mã khóa và mật khẩu có sẵn trên tất cả các thiết bị của bạn
- Tự động điền mã xác minh
- Đăng nhập với số lần thử thách CAPTCHA ít hơn trên iPad
- Quản lý xác thực hai yếu tố cho ID Apple của bạn
- Sử dụng khóa bảo mật
- Tạo và quản lý các địa chỉ Ẩn Địa Chỉ Email
- Bảo vệ hoạt động duyệt web của bạn bằng Chuyển tiếp bảo mật iCloud
- Sử dụng địa chỉ mạng bảo mật
- Sử dụng Bảo vệ dữ liệu nâng cao
- Chế độ phong tỏa
-
- Thông tin an toàn quan trọng
- Thông tin sử dụng quan trọng
- Tìm các tài nguyên khác cho phần mềm và dịch vụ
- Tuyên bố tuân thủ FCC
- Tuyên bố tuân thủ ISED của Canada
- Apple và môi trường
- Thông tin về laser loại 1
- Thông tin về thải bỏ và tái chế
- Bản sửa đổi iPadOS trái phép
- Tuyên bố tuân thủ ENERGY STAR
- Bản quyền
Quản lý xác thực hai yếu tố cho ID Apple của bạn từ iPad
Xác thực hai yếu tố giúp ngăn chặn người khác truy cập tài khoản ID Apple của bạn, ngay cả khi họ biết mật khẩu ID Apple của bạn. Các tính năng nhất định trong iOS, iPadOS và macOS yêu cầu bảo mật xác thực hai yếu tố. Khi xác thực hai yếu tố được bật, chỉ bạn mới có thể truy cập tài khoản của mình bằng thiết bị được tin cậy. Khi đăng nhập vào một thiết bị mới lần đầu tiên, bạn cần cung cấp hai phần thông tin – mật khẩu ID Apple của bạn và mã xác minh gồm sáu chữ số được gửi tự động đến số điện thoại của bạn hoặc được hiển thị trên các thiết bị được tin cậy của bạn. Bằng việc nhập mã này, bạn xác minh rằng bạn tin cậy thiết bị mới. Xác thực hai yếu tố cho ID Apple có sẵn trong iOS 9, iPadOS 13 và OS X 10.11 trở lên.
Nếu bạn tạo ID Apple mới trên thiết bị có iOS 13.4, iPadOS 13.4, macOS 10.15.4 trở lên, tài khoản của bạn tự động sử dụng xác thực hai yếu tố. Nếu trước đây bạn tạo tài khoản ID Apple không có xác thực hai yếu tố, bạn có thể bật lớp bảo mật bổ sung của tài khoản bất kỳ lúc nào.
Ghi chú: Các loại tài khoản nhất định có thể không đủ điều kiện cho xác thực hai yếu tố theo quyết định của Apple. Xác thực hai yếu tố không có sẵn tại tất cả các quốc gia hoặc vùng. Hãy xem bài viết Hỗ trợ của Apple Khả năng có sẵn của xác thực hai yếu tố cho ID Apple.
Để biết thêm thông tin về cách thức hoạt động của xác thực hai yếu tố, hãy xem bài viết Hỗ trợ của Apple Xác thực hai yếu tố cho ID Apple.
Bật xác thực hai yếu tố
Nếu tài khoản ID Apple của bạn chưa sử dụng xác thực hai yếu tố, hãy đi tới Cài đặt > [tên của bạn] > Mật khẩu & Bảo mật.
Chạm vào Bật xác thực hai yếu tố, sau đó chạm vào Tiếp tục.
Nhập một số điện thoại tin cậy mà bạn muốn nhận mã xác minh để xác thực hai yếu tố.
Bạn có thể chọn nhận mã bằng tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi điện thoại tự động.
Chạm vào Tiếp.
Nhập mã xác minh được gửi đến số điện thoại tin cậy của bạn.
Để gửi hoặc gửi lại mã xác minh, chạm vào “Không nhận được mã xác minh?”
Bạn sẽ không bị yêu cầu nhập lại mã xác minh trên iPad trừ khi bạn đăng xuất hoàn toàn, xóa iPad, đăng nhập vào trang tài khoản ID Apple trong một trình duyệt web hoặc cần thay đổi mật khẩu ID Apple vì lý do bảo mật.
Sau khi bạn bật xác thực hai yếu tố, bạn có khoảng thời gian hai tuần trong đó bạn có thể tắt tính năng. Sau khoảng thời gian đó, bạn không thể tắt xác thực hai yếu tố. Để tắt tính năng, hãy mở email xác nhận của bạn và bấm vào liên kết để quay lại cài đặt bảo mật trước đó của bạn. Xin lưu ý rằng việc tắt xác thực hai yếu tố sẽ làm cho tài khoản của bạn kém bảo mật hơn và có nghĩa là bạn không thể sử dụng các tính năng yêu cầu cấp độ bảo mật cao hơn.
Ghi chú: Nếu bạn sử dụng xác minh hai bước và nâng cấp lên iPadOS 13 trở lên, tài khoản của bạn có thể được chuyển sang sử dụng xác thực hai yếu tố. Hãy xem bài viết Hỗ trợ của Apple Xác minh hai yếu tố cho ID Apple.
Thêm một thiết bị khác làm thiết bị được tin cậy
Thiết bị được tin cậy là thiết bị có thể được sử dụng để xác minh danh tính của bạn bằng cách hiển thị một mã xác minh từ Apple khi bạn đăng nhập trên một thiết bị hoặc trình duyệt khác. Thiết bị được tin cậy phải đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu sau đây: iOS 9, iPadOS 13 hoặc OS X 10.11.
Sau khi bạn bật xác thực hai yếu tố trên một thiết bị, hãy đăng nhập bằng cùng một ID Apple trên một thiết bị khác.
Khi bạn được yêu cầu nhập mã xác minh gồm 6 chữ số, hãy thực hiện một trong các tác vụ sau:
Nhận mã xác thực trên iPad của bạn hoặc một thiết bị đáng tin cậy khác được kết nối vào internet: Tìm thông báo trên thiết bị đó, sau đó chạm hoặc bấm vào Cho phép để làm cho mã xuất hiện trên thiết bị đó. (Thiết bị được tin cậy là một iPhone, iPad hoặc máy Mac mà bạn đã bật xác thực hai yếu tố và bạn đã đăng nhập bằng ID Apple của mình trên đó).
Lấy mã xác minh qua số điện thoại được tin cậy: Nếu thiết bị được tin cậy không khả dụng, hãy chạm vào “Không nhận được mã xác minh?” rồi chọn một số điện thoại.
Lấy mã xác minh trên một thiết bị được tin cậy ở chế độ ngoại tuyến: Trên iPhone hoặc iPad, hãy đi tới Cài đặt > [tên của bạn] > Mật khẩu & Bảo mật, sau đó chạm vào Lấy mã xác minh. Trên máy Mac được tin cậy, hãy thực hiện một trong các tác vụ sau:
macOS Ventura: Chọn menu Apple > Cài đặt hệ thống, bấm vào [tên của bạn] ở đầu thanh bên, bấm vào Mật khẩu & Bảo mật ở bên phải, bấm vào Lấy mã xác minh.
macOS 10.15 đến 12.5: Chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống > ID Apple > Mật khẩu & Bảo mật, sau đó bấm vào Lấy mã xác minh.
macOS 10.14 trở xuống: Chọn menu Apple > Tùy chọn hệ thống > iCloud > Chi tiết tài khoản > Bảo mật, sau đó bấm vào Lấy mã xác minh.
Nhập mã xác minh trên thiết bị mới.
Bạn sẽ không bị yêu cầu nhập lại mã xác minh trừ khi bạn đăng xuất hoàn toàn, xóa thiết bị, đăng nhập vào trang tài khoản ID Apple trong một trình duyệt web hoặc cần thay đổi mật khẩu ID Apple vì lý do bảo mật.
Thêm hoặc xóa số điện thoại được tin cậy
Khi bạn đã đăng ký xác thực hai yếu tố, bạn phải xác minh một số điện thoại đáng tin cậy. Bạn cũng có thể cân nhắc thêm các số điện thoại khác mà bạn có thể tiếp cận, ví dụ như điện thoại nhà riêng hoặc số điện thoại do thành viên gia đình hoặc bạn thân của bạn sử dụng.
Đi tới Cài đặt > [tên của bạn] > Mật khẩu & Bảo mật.
Chạm vào Sửa (phía trên danh sách số điện thoại tin cậy), sau đó thực hiện một trong các tác vụ sau:
Thêm số: Chạm vào Thêm số điện thoại được tin cậy.
Xóa số: Chạm vào bên cạnh số điện thoại.
Các số điện thoại được tin cậy không tự động nhận mã xác minh. Nếu bạn không thể truy cập bất kỳ thiết bị được tin cậy nào khi thiết lập một thiết bị mới cho xác thực hai yếu tố, hãy chạm vào “Không lấy được mã xác minh?” trên thiết bị mới, sau đó chọn một trong các số điện thoại được tin cậy của bạn để nhận mã xác minh.
Xem hoặc xóa thiết bị được tin cậy
Đi tới Cài đặt > [tên của bạn].
Một danh sách các thiết bị được kết hợp với ID Apple của bạn xuất hiện ở gần cuối màn hình.
Để xem thiết bị được liệt kê có được tin cậy không, hãy chạm vào thiết bị, sau đó tìm “Thiết bị này được tin cậy và có thể nhận mã xác minh ID Apple”.
Để xóa thiết bị, hãy chạm vào thiết bị, sau đó chạm vào Xóa khỏi tài khoản.
Xóa thiết bị được tin cậy đảm bảo rằng thiết bị không thể hiển thị mã xác minh nữa và quyền truy cập vào iCloud (và các dịch vụ khác của Apple trên thiết bị đó) bị chặn cho tới khi bạn đăng nhập lại bằng xác thực hai yếu tố.
Tạo mật khẩu cho ứng dụng đăng nhập vào tài khoản ID Apple của bạn
Với xác thực hai yếu tố, bạn cần mật khẩu dành riêng cho ứng dụng để đăng nhập vào tài khoản ID Apple từ dịch vụ hoặc ứng dụng của bên thứ ba – chẳng hạn như email, danh bạ hoặc ứng dụng lịch. Sau khi bạn tạo mật khẩu dành riêng cho ứng dụng, hãy dùng mật khẩu đó để đăng nhập vào tài khoản ID Apple từ ứng dụng và truy cập thông tin bạn lưu trữ trong iCloud.
Đăng nhập vào tài khoản ID Apple.
Chạm vào Mật khẩu dành riêng cho ứng dụng, sau đó chạm vào “Tạo mật khẩu dành riêng cho ứng dụng”.
Làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Sau khi bạn tạo mật khẩu dành riêng cho ứng dụng, hãy nhập hoặc dán mật khẩu đó vào trường mật khẩu của ứng dụng như bình thường.
Để biết thêm thông tin, hãy xem bài viết Hỗ trợ của Apple Sử dụng mật khẩu dành riêng cho ứng dụng.