Skip to content

Latest commit

 

History

History
 
 

network

Folders and files

NameName
Last commit message
Last commit date

parent directory

..
 
 
 
 

Mạng máy tính

Mạng máy tính là gì?

Theo Merriam Webster, mạng là một nhóm được kết nối với nhau một cách không chính thức bởi các thực thế khác nhau như con người, máy tính, đài phát thanh,...

Ví dụ, Dominos có mạng lưới 1232 chi nhánh trên khắp Ấn Độ. Cho thấy mạng máy tính là một hệ thống các thiết bị ngoại vi hoặc máy tính được kết nối với nhau và có một kênh giao tiếp tiêu chuẩn được thiết lập giữa chúng để trao đổi các loại thông tin và dữ liệu khác nhau.

Tại sao mang máy tính quan trọng?

Bạn đã bao giờ nghe nói về Internet hoặc NET? Tôi đoán là có, vì bạn chỉ có thể đọc bài viết này nhờ vào Internet. Nhưng, bạn đã bao giờ nghĩ về internet chưa? Internet là một mạng lưới kết nối tất cả các thiết bị hỗ trợ mạng khác nhau cho phép chia sẻ dữ liệu và thông tin giữa chúng và điều đó làm cho mạng máy tính trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống của chúng ta và các cuộc phỏng vấn công nghệ.

Dưới đây là danh sách tất cả các câu hỏi mạng thường gặp trong các cuộc phỏng vấn từ cấp độ cơ bản đến nâng cao.

Mục lục

1. Mạng máy tính được phân loại như thế nào?

2. Giải thích về các loại mạng?

3. Giải thích về LAN?

4. VPN là gì?

5. Lợi ích của VPN?

6. Các loại VPN khác nhau?

7. Nodes và links là gì?

8. Cấu trúc liên kết mạng là gì?

9. Các kiểu cấu trúc liên kết mạng khác nhau?

10. Địa chỉ IPv4 là gì? Các lớp của IPv4?

11. Địa chỉ IP riêng tư và đặc biệt?

12. Mô tả mô hình OSI?

13. Các tầng trong mô hình OSI là gì?

14. Mô tả mô hình TCP/IP?

15. Các tầng trong mô hình TCP/IP là gì?

16. Sự khác biệt của mô hình OSI và mô hình TCP/IP?

17. Giao thức HTTP và HTTPS là gì?

18. Giao thức SMTP là gì?

19. DNS là gì?

20. Công dụng của router là gì và nó khác với gateway như thế nào?

21. Giao thức TCP là gì?

22. Giao thức UDP là gì?

23. So sánh TCP và UDP?

24. Giao thức ICMP là gì?

25. Giao thức DHCP là gì?

26. Giao thức ARP là gì?

27. Giao thức FTP là gì?

28. Địa chỉ MAC là gì?

29. Sự khác biệt giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC?

30. Subnet là gì?

31. So sánh Hub với Switch?

32. Sự khác biệt giữa ipconfig và ifconfig?

33. Tường lửa là gì?

34. Unicasting, Anycasting, Multicasting và Broadcasting là gì?

35. Điều gì xảy ra khi nhập google.com trên trình duyệt web?

Câu hỏi phỏng vấn mạng máy tính cho Fresher

1. Mạng máy tính được phân loại như thế nào?

Các loại mạng có thể được phân loại và phân chia dựa trên khu vực phân bố của chúng. Sơ đồ dưới đây sẽ giúp hiểu nhanh hơn:

2. Giải thích về các loại mạng?

Loại Mô tả
PAN (Personal Area Network) Các thiết bị kết nối và giao tiếp trong phạm vi người dùng (như kết nối bluetooth)
LAN (Local Area Network) Mạng thuộc sở hữu tư nhân như trong một văn phòng, nhà máy,...
MAN (Metropolotan Area Network) Được kết nối trên khu vực toàn thành phố vd như hệ thống TV cable
WAN (Wide Area Network) Nó trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn, thường là một quốc gia hoặc lục địa. Internet là mạng WAN lớn nhất
GAN (Global Area Network) Còn được gọi là internet, kết nối toàn cầu thông qua vệ tinh.

3. Giải thích về LAN?

Mạng LAN được sử dụng rộng rãi để kết nối máy tính/laptop và thiết bị điện tử tiêu dùng cho phép chúng chia sẻ tài nguyên (ví dụ: máy in, máy fax) và trao đổi thông tin. Khi mạng LAN được sử dụng bởi các công ty hoặc tổ chức, chúng được gọi là mạng doanh nghiệp. Có hai loại mạng LAN khác nhau, tức là mạng LAN không dây (không có dây, khi sử dụng Wi-Fi) và mạng LAN có dây (sử dụng bằng cáp LAN). Ngày nay, mạng LAN không dây rất phổ biến ở những nơi khó lắp đặt dây. Các sơ đồ dưới đây giải thích cả mạng LAN không dây và có dây.

4. VPN là gì?

VPN hay Virtual Private Network là một mạng WAN riêng tư được xây dựng trên internet. Nó cho phép tạo một đường hầm bảo mật (secured tunnel) giữa hai mạng khác nhau sử dụng internet. Bằng cách dùng VPN, một client có thể kết nối từ xa tới mạng của tổ chức. So đồ dưới đây cho thấy một mạng WAN của tổ chức ở Úc sử dụng VPN:

5. Lợi ích của VPN?

  • VPN được sử dụng để kết nối từ xa các văn phòng ở các vị trí địa lý khác nhau, nó rẻ hơn khi so sánh với kết nối WAN.
  • VPN được sử dụng cho các giao dịch an toàn và truyền dữ liệu bí mật giữa nhiều văn phòng đặt tại các vị trí địa lý khác nhau.
  • VPN giữ cho thông tin của tổ chức được bảo mật trước mọi mối đe dọa hoặc sự xâm nhập tiềm ẩn bằng cách sử dụng ảo hóa.
  • VPN mã hóa lưu lượng truy cập internet và che giấu danh tính trực tuyến.

6. Các loại VPN khác nhau?

  • Access VPN được dùng để cung cấp kết nối cho người dùng di động từ xa và thiết bị viễn thông. Nó phục vụ như một sự thay thế cho kết nối dial-up hay ISDN (Integrated Services Digital Network). Nó là một giải pháp chi phí thấp và cung cấp một loạt kết nối.
  • Site-to-Site VPN hay Router-to-Router VPN thường được dùng bởi các công ty lớn có các chi nhánh ở các địa điểm khác nhau để kết nối mạng cho các văn phòng ở các địa điểm khác nhau. Nó có hai kiểu phụ là:
  • Intranet VPN: hữu ích khi kết nối các văn phòng từ xa trên các khu vực địa lý khác nhau bằng cơ sở hạ tầng chung (kết nối internet và server) với các chnh sách hỗ trợ như mạng WAN riêng tư.
  • Extranet VPN sử dụng cơ sở hạ tầng chung qua mạng intranet, nhà cung cấp, khách hàng, đối tác, các thực thể khác và các kết nối đến chúng bằng kết nối chuyên dụng.

7. Nodes và links là gì?

Node tạm dịch là nút, bất kỳ thiết bị giao tiếp nào trong mạng đều được gọi là nút. Một nút là một điểm giao nhau trong mạng. Nó có thể gửi/nhận dữ liệu và thông tin trong mạng. Ví dụ một nút có thể là máy tính, laptop, máy in, máy fax,...

Link tạm dịch là liên kết, đề cập đến khả năng kết nối giữa hai nút trong mạng. Nó bao gồm kiểu kết nối không dây và có dây giữa các nút và giao thức được sử dụng để chúng có thể giao tiếp lẫn nhau.

8. Cấu trúc liên kết mạng là gì?

Cấu trúc liên kết mạng là một bố trí vật lý của mạng, kết nối các nút khác nhau bằng các liên kết. Nó mô tả kết nối giữa các máy tính, thiết bị, cáp, v.v.

9. Các kiểu cấu trúc liên kết mạng khác nhau?

Dạng bus:

  • Tất cả nút đều kết nối với liên kết trung tâm gọi là bus.
  • Hữu ích với số lượng thiết bị nhỏ.
  • Nếu cáp chính bị hỏng, nó sẽ làm hỏng toàn bộ mạng.

Dạng sao:

  • Tất cả các nút được kết nối với một nút duy nhất được gọi là nút trung tâm.
  • Nó mạnh mẽ hơn bus
  • Nếu nút trung tâm bị lỗi, toàn bộ mạng sẽ bị hỏng.
  • Dễ dàng khắc phục sự cố.
  • Chủ yếu được sử dụng trong mạng gia đình và văn phòng.

Dạng vòng:

  • Mỗi nút được kết nối với chính xác hai nút tạo thành cấu trúc vòng.
  • Nếu một trong các nút bị hỏng, nó sẽ làm hỏng toàn bộ mạng.
  • Nó rất hiếm khi được sử dụng vì nó đắt và khó cài đặt và quản lý.

Dạng lưới:

  • Mỗi nút được kết nối với một hoặc nhiều nút.
  • Nó chắc chắn hỏng khi một liên kết ngắt kết nối nút đó.
  • Nó hiếm khi được sử dụng và việc cài đặt cũng như quản lý rất khó khăn.

Dạng cây:

  • Là kết hợp giữa dạng sao và dạng bus còn được gọi là dạng bus mở rộng.
  • Tất cả các mạng sao nhỏ hơn được kết nối với một bus duy nhất.
  • Nếu bus chính bị lỗi, toàn bộ mạng bị hỏng.

Dạng nâng cao:

  • Nó là sự kết hợp của các cấu trúc liên kết khác nhau để tạo thành một cấu trúc liên kết mới.
  • Nó giúp bỏ qua nhược điểm của một cấu trúc liên kết cụ thể và giúp chọn điểm mạnh từ cấu trúc khác.

10. Địa chỉ IPv4 là gì? Các lớp của IPv4?

Một địa chỉ IP là địa chỉ 32-bit của một nút trong mạng. Một địa chỉ IPv4 có 4 octet, mỗi octet là 8-bit với mỗi số có giá trị lên đến 255.

Các lớp IPv4 được phân biệt dựa trên số lượng máy chủ mà nó hỗ trợ trên mạng. Có năm loại lớp IPv4 và dựa trên octet đầu tiên của địa chỉ IP được phân loại là Lớp A, B, C, D hoặc E.

Lớp IPv4 Địa chỉ bắt đầu Địa chỉ kết thúc Sử dụng
A 0.0.0.0 127.255.255.255 Dùng cho mạng lớn
B 128.0.0.0 191.255.255.255 Dùng cho mạng cỡ vừa
C 192.0.0.0 223.255.255.255 Dùng cho mạng LAN
D 224.0.0.0 239.255.255.255 Dành riêng cho nhiều người
E 240.0.0.0 255.255.255.254 Nghiên cứu và R&D

11. Địa chỉ IP riêng tư và đặc biệt?

Địa chỉ riêng tư: Đối với mỗi lớp, có các IP cụ thể được dành riêng cho mục đích sử dụng riêng. Không thể sử dụng địa chỉ IP này cho các thiết bị trên Internet vì chúng không thể định tuyến được.

Lớp IPv4 Địa chỉ bắt đầu Địa chỉ kết thúc
A 10.0.0.0 10.255.255.255
B 172.16.0.0 172.31.255.255
B 192.168.0.0 192.168.255.255

Địa chỉ đặc biệt: Dải IP từ 127.0.0.1 đến 127.255.255.255 là địa chỉ kiểm tra mạng còn được gọi là địa chỉ loopback hay địa chỉ IP đặc biệt.

Câu hỏi phỏng vấn mạng máy tính cho Experienced

12. Mô tả mô hình OSI?

Open System Interconnections (OSI) là kiến trúc mạng dựa trên chuẩn ISO. Được gọi là mô hình OSI, nó giải quyết việc kết nối các hệ thống mở để giao tiếp với các hệ thống khác.

Mô hình OSI có 7 tầng. Các nguyên tắc dùng cho mỗi tầng có thể tổng hợp như sau:

  • Tạo một tầng mới nếu cần một sự trừu tượng khác.
  • Mỗi tầng phải có chức năng được xác định rõ ràng.
  • Chức năng của mỗi tầng được chọn dựa trên các giao thức chuẩn hoá quốc tế.

13. Các tầng trong mô hình OSI là gì?

Tầng Đơn vị Mô tả
1.Physical Bit Tầng vật lý định nghĩa các đặc tính vật lý của mạng chẳng hạn như kết nối, cấp điện áp và thời gian.
2.Data Link Frame Các tầng liên kết dữ liệu định dạng các thông điệp vào một khung dữ liệu(Frame), và thêm vào đó một tiêu đề (header) chứa các địa chỉ phần cứng nơi nhận và địa chỉ nguồn của nó. Tiêu đề này chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm các thiết bị đích tiếp theo trên một mạng cục bộ.
3.Network Package Tầng này cung cấp địa chỉ logic mà router sẽ sử dụng để xác định đường đi đến đích.Trong hầu hết các trường hợp, địa chỉ logic ở đây có nghĩa là các địa chỉ IP (bao gồm nguồn & địa chỉ IP đích).
4.Transport TPDU Tầng này duy trì kiểm soát luồng của dữ liệu, thực hiện kiểm tra lỗi và khôi phục dữ liệu giữa các thiết bị. Ví dụ phổ biến nhất của tầng này là Transmission Control Protocol (TCP) và User Datagram Protocol (UDP).
5.Session SPDU Nhiệm vụ của tầng này là thiết lập, duy trì và kết thúc giao tiếp với các thiết bị nhận.
6.Presentation PPDU Tầng này đảm bảo việc trình bày dữ liệu, mà các thông tin liên lạc qua tầng này nằm trong các hình thức thích hợp đối với người nhận. Nói chung, nó hoạt động như một dịch giả của mạng. Ví dụ, bạn muốn gửi một email và tầng trình bày sẽ định dạng dữ liệu của bạn sang định dạng email. Hoặc bạn muốn gửi ảnh cho bạn bè của bạn, nó sẽ định dạng dữ liệu của bạn vào các định dạng GIF, JPG hoặc PNG.
7.Application APDU Đây là tầng gần gũi nhất với người dùng cuối. Nó cung cấp giao diện giữa các ứng dụng với các tầng phía dưới. Nhưng chú ý rằng các chương trình bạn đang sử dụng (như trình duyệt web - IE, Firefox hay Opera ...) không thuộc về tầng Application.Telnet, FTP, client email (SMTP), HyperText Transfer Protocol (HTTP) là những ví dụ của tầng Application.

14. Mô tả mô hình TCP/IP?

Nó là một phiên bản nén của mô hình OSI chỉ có 4 tầng. Được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) vào những năm 1980. Tên của mô hình này dựa trên 2 giao thức tiêu chuẩn được sử dụng, đó là TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Protocol).

15. Các tầng trong mô hình TCP/IP là gì?

Tầng Mô tả
1.Link Là sự kết hợp giữa tầng Vật lý và tầng liên kết dữ liệu của mô hình OSI. Chịu trách nhiệm truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng. Tại đây, các gói dữ liệu được đóng vào khung (gọi là Frame) và được định tuyến đi đến đích đã được chỉ định ban đầu.
2.Internet Gần giống như tầng mạng của mô hình OSI. Tại đây, nó cũng được định nghĩa là một giao thức chịu trách nhiệm truyền tải dữ liệu một cách logic trong mạng. Các phân đoạn dữ liệu (segment) sẽ được đóng gói (Packets) với kích thước mỗi gói phù hợp với mạng chuyển mạch mà nó dùng để truyền dữ liệu. Lúc này, các gói tin được chèn thêm phần Header chứa thông tin của tầng mạng và tiếp tục được chuyển đến tầng tiếp theo. Các giao thức chính trong tầng là IP, ICMP và ARP.
3.Transport Chức năng chính của tầng 3 là xử lý vấn đề giao tiếp giữa các máy chủ trong cùng một mạng hoặc khác mạng được kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến. Tại đây dữ liệu sẽ được phân đoạn, mỗi đoạn sẽ không bằng nhau nhưng kích thước phải nhỏ hơn 64KB. Cấu trúc đầy đủ của một phân đoạn lúc này là Header chứa thông tin điều khiển và sau đó là dữ liệu.
4.Application Đây là tầng giao tiếp trên cùng của mô hình. Đúng với tên gọi, tầng này đảm nhận vai trò giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau thông qua các dịch vụ mạng khác nhau (trình duyệt web, chat, gửi email, một số giao thức trao đổi dữ liệu: SMTP, SSH, FTP,...). Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu Byte nối Byte, cùng với đó là các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của một gói tin.

16. Sự khác biệt của mô hình OSI và mô hình TCP/IP?

Mô hình OSI Mô hình TCP/IP
Kiến trúc 7 tầng Kiến trúc 4 tầng
Có ranh giới và chức năng cố định cho mỗi lớp Kiến trúc linh hoạt không có ranh giới nghiêm ngặt giữa các lớp
Độ tin cậy thấp Độ tin cậy cao
Tiếp cận các tầng theo chiều dọc Tiếp cận các tầng theo chiều ngang

17. Giao thức HTTP và HTTPS là gì?

HTTP là viết tắt của HyperText Transfer Protocol, giao thức truyền tải siêu văn bản, nó xác định một tập hợp quy tắc và chuẩn để truyền tải dữ liệu trên World Wide Web (WWW). Nó giúp trình duyệt web và web server có thể giao tiếp. Nó là "stateless protocol" trong đó mỗi lệnh là độc lập với các lệnh trước đó. HTTP là giao thức ở tầng ứng dụng xây dựng trên TCP. Cổng mặc định của nó là 80.

Còn HTTPS là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure. Nó là phiên bản bảo mật và nâng cao của HTTP. Cùng với HTTP, giao thức SSL/TLC được dùng cho bảo mật. Nó mã hóa dữ liệu truyền tải nhằm gia tăng bảo mật giữa Web sever đến các trình duyệt web. Nó sử dụng cổng mặc định là 443.

18. Giao thức SMTP là gì?

SMTP là viết tắt của Simple Mail Transfer Protocol. SMTP tập hợp các quy tắc giao tiếp giữa các server. Tập quy tắc này giúp phần mềm gửi nhận mail trên internet. Nó hỗ trợ phương thức End-to-End và Store-and-Forward. Nó luôn luôn hoạt động trên cổng 25.

19. DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.

20. Công dụng của router là gì và nó khác với gateway như thế nào?

Bộ định tuyến (router) là một thiết bị mạng được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều phân đoạn mạng. Nó định hướng lưu lượng trong mạng. Nó chuyển thông tin và dữ liệu như trang web, email, hình ảnh, video, v.v. từ nguồn đến đích dưới dạng các gói tin. Nó hoạt động ở tầng netwwork.

Các cổng (gateway) cũng được sử dụng để định tuyến và điều tiết lưu lượng mạng nhưng chúng cũng có thể gửi dữ liệu giữa hai mạng khác nhau trong khi một bộ định tuyến chỉ có thể gửi dữ liệu đến các mạng tương tự.

21. Giao thức TCP là gì?

TCP là viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol, tức là giao thức điều khiển truyền nhận. Giao thức này đóng vai trò kiểm tra và đảm bảo sự chuyển giao thông tin từ nơi nguồn tới nơi nhận một cách an toàn và đúng thứ tự.

Hơn nữa, giao thức TCP đảm bảo không xảy ra sự chậm trễ trong đường truyền làm ảnh hưởng đến chất lượng gói tin. Bên cạnh đó, TCP là giao thức hướng kết nối, nghĩa là phải thiết lập kết nối trước khi truyền dữ liệu.

22. Giao thức UDP là gì?

UDP là viết tắt của cụm từ User Datagram Protocol. UDP là một phần của bộ giao thức Internet được sử dụng bởi các chương trình chạy trên các máy tính khác nhau trên mạng. Không giống như TCP/IP, UDP được sử dụng để gửi các gói tin ngắn gọi là datagram, cho phép truyền nhanh hơn. Tuy nhiên, UDP không cung cấp kiểm tra lỗi nên không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.

23. So sánh TCP và UDP?

TCP UDP
Giao thức hướng kết nối Giao thức không kết nối
Độ tin cậy cao Độ tin cậy thấp
Truyền tải chậm Truyền tải nhanh
Thứ tự gói tin có thể được giữ nguyên hoặc được sắp xếp lại Thứ tự gói tin không cố định và độc lập với nhau
Sử dụng mô hình bắt tay ba bước cho thiết lập Thiết lập đơn giản không cần bắt tay
Gói tin nặng nề Gói tin nhẹ nhàng
Hỗ trợ cơ chế kiểm lỗi Không có cơ chế kiểm lỗi
Các giao thức như HTTP, FTP, Telnet, SMTP sử dụng TCP Các giao thức DNS, RTP, BOOTP, RIP, SNMP sử dụng UDP

24. Giao thức ICMP là gì?

ICMP được viết tắt bởi cụm từ Internet Control Message Protocol. Có thể hiểu một cách đơn giản giao thức ICMP là một giao thức của gói Internet Protocol hay còn được gọi là giao thức điều khiển truyền tin qua mạng Internet. ICMP thuộc tầng vận chuyển (Transport Layer).

Giao thức này được sử dụng để thông báo các lỗi có thể xảy ra trong quá trình truyền tin của các gói dữ liệu qua mạng. Chúng còn được sử dụng để thăm dò cũng như quản lý quá trình hoạt động của mạng Internet. Cổng mặc định của nó là 7.

25. Giao thức DHCP là gì?

DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol hay Giao thức cấu hình host động) là một giao thức được sử dụng để cung cấp quản lý nhanh chóng, tự động và tập trung cho việc phân phối địa chỉ IP trong mạng. DHCP cũng được sử dụng để cấu hình đúng subnet mask, cổng mặc định và thông tin về DNS server trên thiết bị. Cổng mặc định của nó là 67.

26. Giao thức ARP là gì?

ARP (Address Resolution Protocol) là giao thức mạng được dùng để tìm địa chỉ phần cứng (địa chỉ MAC) của thiết bị từ một địa chỉ IP. Nó được sử dụng khi một thiết bị muốn giao tiếp với các thiết bị khác trên mạng cục bộ (ví dụ trên mạng Ethernet mà yêu cầu địa chỉ vật lý trước khi gửi packets). Thiết bị gửi sử dụng ARP để dịch địa chỉ IP sang địa chỉ MAC. Thiết bị sẽ gửi một request ARP có chứa địa chỉ IP của thiết bị nhận. Tất cả thiết bị trên mạng cục bộ sẽ thấy thông điệp này, nhưng chỉ thiết bị có địa chỉ IP chứa trong request mới phản hồi lại với thông điệp chứa địa chỉ MAC của nó. Thiết bị gửi khi đó sẽ có đủ thông tin để gửi packet tới thiết bị nhận.

27. Giao thức FTP là gì?

FTP - File Transfer Protocol (Giao thức truyền tải tập tin) được dùng trong việc trao đổi dữ liệu trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa.

28. Địa chỉ MAC là gì?

Địa chỉ MAC là viết tắt của Media Access Control. Nó là một dãy 48-bit hoặc 64-bit duy nhất của phần cứng máy tính. Nó còn được gọi là địa chỉ vật lý nhúng với NIC (Network Interface Card) được sử dụng ở tầng Data Link. NIC (card mạng) là một thiết bị phần cứng được cài đặt trên máy tính để nó có thể được kết nối với internet.

29. Sự khác biệt giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC?

MAC IP
6 hoặc 8 byte dạng thập lục phân IPv4 hoặc IPv6
Được nhúng với NIC Nó được lấy từ mạng
Địa chỉ vật lý Địa chỉ logic
Hoạt động ở tầng Data Link Hoạt động ở tầng Network
Giúp định danh thiết bị Giúp định danh thiết bị kết nối trong mạng

30. Subnet là gì?

Subnet (mạng con) là một mạng bên trong một mạng khác được tạo bởi quá trình gọi là chia mạng con (subnetting) giúp phân chia một mạng thành các mạng con. Nó được sử dụng để có hiệu quả định tuyến cao hơn và nâng cao tính bảo mật của mạng. Nó làm giảm thời gian trích xuất địa chỉ máy chủ từ bảng định tuyến.

31. So sánh Hub với Switch?

Hub Switch
Hoạt động ở tầng Physical Hoạt động ở tầng Data Link
Chế độ truyền tải Half-Duplex Chế độ truyền tải Full-Duplex
Các thiết bị Ethernet có thể được kết nối Các thiết bị LAN có thể được kết nối
Ít phức tạp, rẻ, kém thông minh Thông minh và hiệu quả
Không có phần mềm hỗ trợ admin Hỗ trợ phần mềm admin
Tốc độ nhỏ hơn 100MBPS Hỗ trợ tốc độ cao GBPS
Kém hiệu quả hơn vì không có cách nào để tránh xung đột khi nhiều nút gửi các gói tin cùng một lúc Hiệu quả hơn vì có thể tránh hoặc giảm xung đột so với Hub

32. Sự khác biệt giữa ipconfig và ifconfig?

ipconfig ifconfig
Internet Protocol Configuration Interface Configuration
Lệnh trong hệ điều hành Microsoft để xem và cấu hình interface mạng Lệnh dùng trong MAC, Unix để xem cấu hình interface mạng

Cả hai đều được sử dụng để lấy thông tin tổng hợp TCP/IP và cho phép thay đổi cài đặt DHCP và DNS

33. Tường lửa là gì?

Tường lửa là một hệ thống an ninh mạng được sử dụng để giám sát lưu lượng đến và đi đồng thời chặn các lưu lượng không mong muốn dựa trên các chính sách bảo mật của tường lửa. Nó hoạt động như một bức tường giữa internet (mạng công cộng) và các thiết bị mạng (mạng riêng). Nó có thể là thiết bị phần cứng hay chương trình phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Nó bổ sung một lớp bảo mật cho mạng.

34. Unicasting, Anycasting, Multicasting và Broadcasting là gì?

  • Unicasting: Nếu thông điệp được gửi cho một nút đơn từ một nguồn được gọi là Unicasting. Đây là cách phổ biến để thiết lập kết nối trong mạng.
  • Anycasting: Nếu thông điệp được gửi đến bất kỳ nút nào từ nguồn được gọi là anycasting. Nó chủ yếu được dùng để lấy nội dung từ bất kỳ server nào trong CDS (Content Delivery System).
  • Multicasting: nếu thông điệp được gửi đến mạng con của một nút từ nguồn nó được gọi là multicasting. Nó được dùng để gửi cùng dữ liệu đến nhiều người nhận.
  • Broadcasting: nếu thông điệp được gửi cho tất cả nút trong mạng từ một nguồn nó được gọi là broadcasting. DHCP và ARP là mạng cục bộ dùng broadcasting.

35. Điều gì xảy ra khi nhập google.com trên trình duyệt web?

  1. Trước tiên, kiểm tra bộ đệm trình duyệt trước nếu nội dung đã có ở bộ đệm thì hiển thị nó.
  2. Nếu không, trình duyệt kiểm tra IP hoặc URL ở bộ đệm (trình duyệt hoặc HĐH) nếu không, yêu cầu hệ điều hành thực hiện tra cứu DNS bằng UDP để lấy địa chỉ IP tương ứng với URL từ DNS để thiết lập kết nối TCP mới.
  3. Kết nối TCP mới được thiết lập giữa trình duyệt và server sử dụng bắt tay ba bước.
  4. Yêu cầu HTTP được gửi đến server sử dụng kết nối TCP.
  5. Web server xử lý yêu cầu HTTP và gửi phản hồi.
  6. Trình duyệt xử lý phản hổi HTTP được gửi từ server và đóng kết nối TCP hoặc sử dụng lại trong tương lai.
  7. Nếu dữ liệu phản hồi có thể lưu vào bộ đệm thì trình duyệt sẽ lưu vào bộ đệm giống nhau.
  8. Trình duyệt decode phản hồi và hiển thị nội dung.